Điều chế độ rộng xung (PWM) có thể xuất ra dạng điện áp từ 0-10V. Tín hiệu Analog cũng có thể làm được điều này ! Vậy hai tín hiệu này khác nhau ở đâu ?
Bài viết này sẽ giúp chúng ta phân biệt dõ ràng hai tín hiệu đó !!!!
PWM
- Còn gọi là điều chế độ rộng xung hay là điều chế thời gian xung là một kỹ thuật đều chế được sử dụng để mã hóa thông tin thành một tín hiệu xung. Nguyên lý của phương pháp PWM chính là giá trị điện áp trung bình , cung cấp điện áp cho tải được kiểm soát bằng cách thay đổi việc đóng cắt giữa nguồn và tải với một tốc độ rất nhanh. Tần số đóng cắt PWM phải cao hơn nhiều so với tần số ảnh hưởng đến tải .
- Trong thực tế giá trị mà chúng ta đo được từ 0-10V chính là giá trị điện áp trung bình. Bằng cách thay đổi thời gian ON-OFF trong một chu kỳ mà ta có giá trị điện áp trung bình khác nhau .
- Để tính điện áp trung bình ta thực hiện tính toán theo công thức sau đây
→ Thực chất tín hiệu PWM chính là tín hiệu số có thể thay đổi được thời gian ON và OFF trong một chu kỳ.
- Để hiểu dõ nguyên lý hoạt động của phương pháp PWM thì chúng ta xem video sau:
Analog
- Tín hiệu analog hay còn gọi là tín hiệu liên tục, đồ thị biểu diễn tín hiệu analog là một đường liên tục (ví dụ sin, cos hoặc đường cong lên xuống bất kỳ). Analog có nghĩa là tương tự, tức là tín hiệu sẽ tương tự về bản chất, nhưng sẽ khác nhau về cường độ tín hiệu lúc sau so với lúc trước.
- Ưu điểm của tín hiệu analog là độ chính xác cao & truyền nhanh nhưng lại có nhiều chuẩn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu các chuẩn tín hiệu analog trong công nghiệp.
- Tín hiệu Analog 4-20mA
- Tín hiệu Analog 0-10v
- Ngoài ra còn có cát loại tín hiệu analog khác như : 0-20mA,0-5V,2-10V,1-5V,0.5-4.5V
- Tín hiệu analog là một giải điện áp hay là dòng điện liên tục. Nó không phải là tín hiệu on – off → điều khác biệt với tín hiệu pwm
Ta có bảng so sánh sau: