Lịch sử ra đời của PLC

Lịch sử hình thành của PLC

Lịch sử về sự hình thành của PLC là một đề tài khá thú vị. Các bạn hãy cùng trung tâm tìm hiểu nhé.

Ngày nay không khó để nhìn thấy một bộ PLC trong các nhà máy hay xưởng sản xuất. PLC là tên viết tắt của Programmable Logic Controller, dịch sang tiếng Việt là : Bộ điều khiển logic có thể lập trình được. PLC được sử dụng trong nhà máy nhằm mục đích điều khiển các cơ cấu máy móc theo yêu cầu của người sử dụng. Vậy tại sao ta phải sử dụng PLC trong nhà máy hay xưởng sản xuất. Để hiểu được điều này ta hãy cùng đi tìm hiểu lịch sử hình thành của PLC.

Trước khi có PLC

Khi chưa có PLC, để điều khiển các cơ cấu máy móc thực hiện theo nhiều logic khác nhau thì chỉ có một cách duy nhất là sử dụng các rơ le trung gian, timer, counter… Nếu hệ thông máy móc càng nhiều và yêu cầu logic càng phức tạp thì ta phải sử dụng càng nhiều khí cụ điện. Và đi kèm theo đó là số lượng dây điện đấu nối cho các khí cụ đó càng tăng lên. Như vậy để điều khiển một hệ thống lớn thì ta cần phải thiết kế một tủ điện khá lớn và phức tạp.

Tủ điều khiển dây chuyền sản xuất trong nhà máy

Những bất cập khi sử dụng tủ điều khiển logic sử dụng các khí cụ điện

+ Do Rơ-Le trung gian, timer, counter là những thiết bị có cấu tạo cơ học nên khi hoạt động (đóng – mở ) nhiều lần sẽ làm thiết hỏng hóc thiết bị. Khi ta sửa chữa bảo – dưỡng tủ có quá nhiều khí cụ điện sẽ gây khó khăn trong việc dò tìm thiết bị hỏng => Khó khăn trong việc sửa chữa – bảo dưỡng

+ Do lượng thiết bị khí cụ điện cho hệ thống quá nhiều nên tủ điện chứa các khí cụ phải có kích cỡ khá lớn => Cồng kềnh, chi phí lắp đặt cao

+ Khi thay đổi hoạt động của hệ thống thì ta phải thiết kế lại tủ điều khiển => Tốn kém chi phí
Vì những lý do trên : Năm 1968, các kỹ sư của công ty General Motor – Mỹ đã cho ra đời thiết bị PLC có thể thay thế cho tủ điện sử dụng các khí cụ điện. PLC ra đời giải nhằm quyết những vấn đề sau :
♦ Thay đổi hoạt động của hệ thống một cách đơn giản
♦ Dễ dàng sửa chữa – bảo dưỡng
♦ Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường công nghiệp

Sự phát triển của PLC

Bộ PLC đầu tiên tại Mỹ

+ Những bộ PLC thời kì đầu khá cồng kềnh và người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lập trình. Trong quá trình phát triển, PLC dần được cải tiến gọn nhẹ và dễ sử dụng hơn.
+ Trong giai đoạn đầu, những bộ PLC chỉ đơn giản thay thế cho các Rơ-Le trung gian và dây đấu nối trong hệ thống điều khiển thời kì đầu. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống.  Đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (Ngôn ngữ Ladder).
+ Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng :

♦ Số lượng ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào, ngõ ra từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.
♦ Bộ lưu trữ dữ liệu nhiều hơn.
♦ Nhiều loại Module chuyên dùng hơn.

Trong những năm đầu thập niên 1970, với sự phát triển của công nghệ phần mềm, bộ lập trình điều khiển PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có thêm các lệnh về định thì, đếm sự kiện, các lệnh về xử lý toán học, xử lý dữ liệu, xử lý xung, xử lý thời gian thực…


PLC sản xuất năm 1970

            Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của vi mạch điện tử và công nghệ thông tin, PLC không chỉ được thiết ngày càng nhỏ gọn mà chức năng cũng được bổ xung khá nhiều. So với bộ PLC những năm 1970, hiện nay PLC còn thêm các chức năng nâng cao như truyền thông, kết nối internet , webserver, PID, điều khiển servo…

 

PLC ngày nay

Cấu hình phần cứng của PLC cũng được nâng cấp đáng kể như : mở rộng bộ nhớ lưu trữ, mở rộng được nhiều modul chức năng cao cấp, tốc độ xử lý chương trình được nâng lên đáng kể… Theo đó việc lập trình của người sử dụng PLC cũng trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển của kĩ thuật phần mềm.

 

    ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

    Học viên có nhu cầu đăng ký học vui lòng điền vào thông tin bên dưới, để được Trung Tâm tư vấn gói phù hợp nhất!